Có một Phi Long 'Phi Long only one no more'

Có một Phi Long 'Phi Long only one no more'
Ngày đăng: 10/03/2023 05:31 PM

Đôi nét về Dược sư Nguyễn Văn Tâm Phi Long

Nguyễn Văn Tâm Phi Long với cái tên bí danh Ba Hạnh, Hai Trỗi là một trong những vị anh hùng thầm lặng, đã từng có nhiều chiến công vang dội. Từ nhỏ Anh đã sớm giác ngộ cách mạng, cũng bởi tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất mà bản thân anh đã góp một phần không nhỏ vào chiến công chung của quân và dân ta ngày ấy. Anh đã từng lấy vũ khí trên xe quân sự Mỹ đem về chôn dấu lại góc vườn số 67 Khải Định, Đà Nẵng để chuyển giao cho lực lượng cách mạng tại Bà Rén - Cầu Đỏ. Năm 1966 anh viết thư chống Khánh, Thiệu, Kỳ, Hương độc tài và nhờ Đài phát thanh Đà Nẵng đọc sau khi lực lượng sinh viên, học sinh chiếm đài phát thanh. Anh cũng đã tham gia vào lực lượng quân đội ly khai và đụng độ khốc liệt với quân đội Sài Gòn tại đường Đống Đa và khu Thanh Bồ - Đức Lợi, Đà Nẵng. Một điều mà tôi luôn ghi nhớ ở anh trong cuộc biểu tình lớn nhất chấn động Sài Gòn, vào những tháng gần cuối năm 1974. Anh cùng đoàn biểu tình xuất phát từ Chùa Ấn Quang trong đó có Ni sư Huỳnh Liên, Ni sư Liên Tuấn, Ni sư Lệ, bác Thu, Luật sư Ngô Bá Thành và ba má phong trào tiến về Hạ Nghị Viện, anh cùng mọi người đạp sập hàng rào, tay cầm bom xăng chuẩn bị đốt thì bị bắt. Trong những ngày tháng bị giam cầm tại nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn ý chí cách mạng vẫn luôn nung nấu trong anh, tuy bị giam cầm trong bốn bức tường song sắt nhưng vẫn không giam cầm được tinh thần yêu nước chống đế quốc Mỹ.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh công tác trong ngành bảo vệ Chính trị thuộc Ban An Ninh nội chính trong tổ công tác của đồng chí Bảy Nam. Rồi cũng từ đó anh đã viết nên một cuốn sách rất thực về con người mình. Qua học tập tìm tòi nghiên cứu thử nghiệm cộng thêm kinh nghiệm trong thực tế anh điều chế cho ra những sản phẩm tối ưu mang lại hiệu quả cao phục vụ cho việc ngăn ngừa và chữa trị cho người bệnh, được Cục quản lý dược, cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế đánh giá cao cho sản xuất lưu hành trong và ngoài nước.

Dù không còn xông pha lửa đạn nhưng Nguyễn Văn Tâm vẫn dành hầu hết thời gian, tâm huyết, tư duy, nghiên cứu biệt dược, tìm tòi sáng tạo nhằm cứu chữa những ai cần đến. Từ một chiến sĩ cách mạng anh chuyên tâm mày mò suốt bao nhiêu năm để cho ra đời những phương thuốc cứu người, vì sức khỏe cộng đồng. Bản thân anh cũng luôn quan niệm "người thầy thuốc phải xem nỗi đau của mọi người như nỗi đau của chính mình và niềm vui của người khác là niềm vui của chính mình". Chính từ đó, tất cả những cống hiến không biết mệt mỏi ấy đã làm nên một Nguyễn Văn Tâm Phi Long đáng tự hào, đáng được trân trọng và yêu quý, một tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.

"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ thuộc phần ai" Nguyễn Văn Tâm vốn là người đặc biệt, có trí thông minh trời phú nên những việc làm của anh cũng khiến nhiều người khâm phục. Làm thầy thuốc, nói thì dễ nhưng mấy ai làm được cái điều nghe tưởng dễ đó. Nguyễn Văn Tâm thì ngược lại, anh làm những đồng đội năm xưa hết sức kinh ngạc vì tài nghệ mà lúc chiến tranh anh chưa bộc lộ. Ngoài trách nhiệm chuyên môn là người Thầy thuốc anh còn là một nghệ nhân tạo hình sống động, làm thơ, ca hát, viết sách, viết báo. Luôn say mê theo dõi tình hình thời sự trong và ngoài nước cũng như các sự kiện trọng đại, phải nói anh là người rất thời sự.

Thậm chí, cả những gì anh làm hôm nay, mấy ai dám làm, anh luôn biết suy nghĩ, biết lắng nghe những thực tại bên cạnh mình. Khó khăn gian khổ nào anh cũng vượt qua, để bây giờ anh ở cái ngưỡng cửa 60 năm cuộc đời, anh cho người đối diện cái nhìn rất thật. Sự gần gũi và giản dị của Nguyễn Văn Tâm ngày ấy và bây giờ vẫn vậy, nhưng sự am hiểu sâu rộng về nghề thuốc cũng như mọi mặt trong cuộc sống khiến ai đã từng gặp anh một lần ngoài đời đều có nhận định đó. Cả cuộc đời anh son sắt với cách mạng với một tình yêu nước nồng nàn, một con người luôn phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong bất kì mọi tình huống, hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào.

Ai đã từng nghe qua câu nói "chỉ cuộc đời sống để phục vụ người khác là một cuộc đời đáng sống" và "không ai đạt tới điều này một cách trọn vẹn nhưng sự cố gắng để đạt tới nó, tự nó là một phần của sự giải phóng, và là nền tảng của sự bình yên nội tâm" "Nguyễn Văn Tâm là người như vậy".