Công dụng của Mật Gấu

Công dụng của Mật Gấu
Ngày đăng: 18/02/2023 08:51 AM

Theo y học cổ truyền, mật gấu có tên là Hoàng đởm, vị đắng, tính hàn, không độc, có màu xanh hoặc nâu. Ngày trước, muốn có mật gấu chữa bệnh, người ta phải vào rừng tìm đến các thợ săn mua mật tươi hoặc mật khô. Có khi mua cả chú gấu rừng bị mắc bẫy, giết mổ lấy mật, tốn hàng chục triệu đồng. Ngày nay có thể mua dễ dàng mật gấu ở trang trại với giá tiền hợp lý.

Mật gấu vừa có tác dụng chữa bệnh xơ gan, vừa gây viêm gan -đó là nhận định của Phó giáo sư Đỗ Khắc Hiếu, Trưởng bộ môn công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học. Ông là người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu vào năm 1983.

Nhận biết - tính vị

1. Mật gấu tính hàn, không độc, nếm thấy đắng, sau có vị ngọt the, ngửi mùi thơm hơi tanh. Mật gấu nguyên chất màu xanh đen hoặc nâu cánh gián. Thả vào rượu thì chìm thõng xuống, lắc tan đều có màu vàng chanh rất đẹp. Màu vàng sẽ mất đi nếu để ngoài ánh sáng. Để lâu đáy chai có 1 ít vẩn Cholesterol. Mật gấu có những hạt muối mật vàng óng ánh. Mật gấu đốt không cháy. Nó chìm trong rượu và nước nhưng nổi trên mật ong.

2. Mật gấu có tính: Hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, sát trùng, phá ứ, tiêu viêm, làm sạch huyết đông, mỡ, đường, các mảnh xơ vữa động mạch và tế bào K trong máu.

CÔNG DỤNG CỦA MẬT GẤU THEO ĐÔNG Y

Ngoài công dụng phổ biến chữa chấn thương bầm tím, tụ huyết, ngay từ đời Ðường ở Trung Quốc, người ta đã đề cập đến nhiều công dụng khác nhau của mật gấu như:

Chữa một số bệnh về mắt: Nhặm mắt, đau mắt đỏ, mắt kéo màng mộng, chấn thương, trẻ sơ sinh không mở được mắt (viêm kết mạc và theo Ðông y là do thai nhiệt). Bệnh về thần kinh: Ðộng kinh, mất ngủ. Bệnh tiêu hóa: Ăn không tiêu, đầy bụng; Giun chui ống mật; Trĩ, vàng da, suy dinh dưỡng do giun sán; Ðau răng, lở miệng. Trẻ em chảy mũi; Lở tai, mũi; Viêm họng.

- Thấp khớp (nhiệt tý)

Các sách trên còn đề cập đến công dụng tổng quát làm mát tâm - can, thanh huyết nhiệt, sát trùng. Thực ra cũng có tác dụng chữa các bệnh kể trên vì can đởm có liên quan đến các tạng phủ đó.

Không được dùng mật gấu khi không có thực nhiệt và uất hỏa. Tránh dùng cùng các vị phòng kỷ và địa hoàng. Kỵ thai.

Mật gấu vị đắng, nhưng khác với các loại mật khác là trước đắng sau ngọt, tính mát lạnh (Khác tài liệu Dược liệu của Bộ Y tế ghi mật gấu tính ôn). Các sách cổ đều ghi không độc (Khác Tây y là có độc).

Công dụng của mật gấu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tùy vào từng loại gấu (gấu ngựa, gấu chó), giống, tuổi của gấu, mùa lấy mật (xuân, hạ, thu, đông), vùng địa lý, chế độ dinh dưỡng; Nuôi tự nhiên, bán tự nhiên hay trong chuồng, thời kỳ lấy mật, thời điểm trước sau bữa ăn của gấu, lấy ngày hay đêm, cách chế biến và bảo quản. Muối mật Tauro ursodeoxycholat (TUDC) là chất đặc trưng và là hoạt chất chính có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của mật gấu. Người ta dựa vào yếu tố này để đánh giá chất lượng mật gấu và phân biệt thật giả. Mật gấu ngựa có hàm lượng TUDC cao nhất. Muối mật là chất độc đối với hệ thống thần kinh - cơ tim mạch, thể hiện nhiều ở đường tiêm hơn đường uống. Theo Tây y, các loại mật đều có độc và không có cách dùng bôi ngoài.

CÔNG DỤNG CỦA MẬT GẤU THEO TÂY Y

1. Bảo vệ gan, lợi mật, viêm xơ gan, tan sỏi mật cholesterol.

2. Chống xơ cứng động mạch, chống mỡ bọc gan, hạ cholesterol trong máu.

3. Giảm nồng độ cao triglycerid trong máu.

4. Hạ đường huyết, chống mệt mỏi.

5. Giảm co thắt cơ trơn phủ tạng, giảm đau, tiêu viêm.

6. Tăng cường hấp thu vitamin nhóm B (ngoài công dụng tăng cường hấp thu vitamin tan trong dầu).

7. Hồi phục sức khỏe sau sinh, chữa rối loạn kinh nguyệt, khắc phục cảm giác khó chịu khi uống thuốc tránh thai. Cấm chỉ định: Phụ nữ có thai (gây sẩy thai bởi tác dụng hành huyết, hoạt huyết), tắc mật hoàn toàn (gây ứ mật, tràn mật), suy gan, tụy nặng...